Khi bắt đầu kế hoạch xây dựng nhà ở, một trong những yếu tố quan trọng mà chủ đầu tư thường cân nhắc là chi phí xây nhà. Với sự phát triển của công nghệ xây dựng vật liệu nhẹ đã trở thành một giải pháp hấp dẫn nhờ vào những lợi ích vượt trội mà nó mang lại.
Chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ không chỉ giúp tiết kiệm đáng kể so với các vật liệu truyền thống, mà còn làm giảm thời gian thi công và công sức lao động. Bài viết hôm nay HCT sẽ giúp quý khách hàng giải tỏa thắc mắc này. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính
Chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ bao nhiêu?
Khi xây nhà bằng vật liệu nhẹ, bạn cần nắm bắt được giá của vật liệu này để ước tính được chi phí cần chi. Xây nhà bê tông siêu nhẹ trước tiên cần một nền móng vững chắc nên kết cấu nền móng được tính toán và thiết kế theo từng vị trí đất, tính toán độ chịu tải của nền móng để lựa chọn vật liệu phù hợp.
Xây tường, vách ngăn thì nên chọn vật liệu có tính thẩm mỹ, tiến độ thi công nhanh, trọng lượng nhẹ, tiết kiệm tiền và thời gian sử dụng bền lâu. Muốn ước tính được chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ thì cần biết diện tích nhà cần xây, tính diện tích tấm vật liệu nhẹ sử dụng nhân với giá của nó.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng với vật liệu nhẹ bao gồm:
- Loại vật liệu nhẹ: Có nhiều loại vật liệu nhẹ khác nhau như gạch nhẹ, bê tông nhẹ, và tấm thạch cao, mỗi loại có mức giá khác nhau. Ví dụ, gạch nhẹ thường có giá từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/m³, trong khi bê tông nhẹ có thể dao động từ 1.000.000 đến 2.000.000 VNĐ/m³.
- Kích thước công trình: Chi phí xây dựng sẽ phụ thuộc vào diện tích và cấu trúc của công trình. Nhà có diện tích lớn hơn hoặc thiết kế phức tạp hơn sẽ cần nhiều vật liệu và công sức hơn.
- Chi phí thi công: Mặc dù vật liệu nhẹ giúp giảm trọng lượng và số lượng vữa cần sử dụng, chi phí thi công cũng cần được tính đến. Việc sử dụng vật liệu nhẹ có thể giảm số giờ làm việc và số lượng công nhân, nhưng các chi phí khác như xử lý bề mặt, gia công chống mối mọt vẫn cần phải được tính toán.
- Chi phí vận chuyển và lắp đặt: Vật liệu nhẹ thường dễ dàng vận chuyển và lắp đặt hơn so với vật liệu truyền thống, do đó, chi phí vận chuyển và lắp đặt có thể giảm xuống.
Bảng tính diện tích xác định chi phí xây nhà
Để quý khách hàng tiện tham khảo và hiểu rõ hơn cách tính chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ, HCT xin đưa ra một ví dụ cụ thể sau đây:
Hạng mục thi công | Diện tích m2 | Tấm bê tông siêu nhẹ
kích thước 100 x 600 x 1200 mm |
Tường vách trái | 9 x 3 m = 27 m2 | 36,45 tấm |
Tường vách phải | 10,2 x 3 m = 30,6 m2 | 41,31 tấm |
Tường sau nhà | 6 x 3 m = 18 m2 | 24,3 tấm |
Tường trước nhà | 3 x 3 m = 9 m2 | 12,15 tấm |
Vách ngăn phòng giữa | 10,2 x 3 m = 30,6 m2 | 41,31 tấm |
Vách chia các phòng và toilet | 48 m2 | 64,8 tấm |
Làm hiên thềm | 5,1 m2 | 6,9 tấm |
Tổng số tấm panel bê tông nhẹ ghép tường | 168,3 m2 | 227,2 tấm |
Bảng báo giá tấm 3D Panel
Dưới đây là bảng giá tấm 3D Panel mới nhất tại HCT, xin lưu ý, bảng giá này chưa bao gồm thuế VAT (10%) và chi phí vận chuyển:
Mã ký hiệu | Chủng loại sản phẩm | Đường kính thép (mm) | Đơn vị tính | Đơn giá (vnd) |
P50 | Tấm P50 dày 50mm, xốp ESP dày 30 | 3 | m2 | 190,000 |
P75 | Tấm P75 dày 75mm, xốp ESP dày 40 | 3 | m2 | 212,000 |
P75.05 | Tấm P75 dày 75mm, xốp ESP dày 50 | 3 | m2 | 224,000 |
P100 | Tấm P100 dày 100mm, xốp ESP dày 60 | 3 | m2 | 239,000 |
P100.08 | Tấm P100 dày 100mm, xốp ESP dày 80 | 3 | m2 | 261,000 |
P125 | Tấm P125 dày 125mm, xốp ESP dày 80 | 3 | m2 | 255,000 |
P125.10 | Tấm P125 dày 125mm, xốp ESP dày 100 | 3 | m2 | 290,000 |
P50.00 | Tấm P50 dày 50mm, không có xốp ESP | 3 | m2 | 173,000 |
L | Lưới L gia cố góc ngoài | 2.6 | m | 21,000 |
U50 … 125 | Lưới U gia cố cạnh hở tấm P50 đến P125 | 2.6 | m | 21,000 |
LC 240×480 | Lưới gia cố góc cửa 5.2 | 2.6 | tấm | 10,000 |
LP | Lưới gia cường | 2.6 | m2 | 39,000 |
G3D | Đà tam giác 3d12 và đai Sin 2d6 | 3@12&2@6 | m | 88,000 |
Chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ 3D
Giá tấm vật liệu nhẹ 3D là 290,000 VNĐ/m2, kích thước 100 x 600 x 1200 mm.
Vậy với diện tích ngôi nhà 6x10m, mức chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ tại các hạng mục xây dựng tường vách trái 27 m2, tường vách phải 30,6 m2, tường sau 18 m2, tường trước nhà 9 m2 tấm, vách ngăn phòng giữa 30,6 m2, vách chia các phòng 48 m2, làm hiên thềm 5,1 m2. Từ đó ta có thể tính được tổng chi phí tấm vật liệu nhẹ 3D cần bỏ ra là 168,3 x 290,000 = 48,807,000 VNĐ.
Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:
Kích thước tấm vật liệu nhẹ 3d | 100 x 600 x 1200 mm |
Diện tích tấm vật liệu nhẹ 3d | 168,3 m2 |
Giá tấm vật liệu nhẹ 3d | 290,000 VNĐ/ m2 |
Tổng chi phí tấm bê tông nhẹ 3D | 48,807,000 VNĐ |
Bảng báo giá xây dựng nhà bằng tấm 3D trọn gói tại HCT
Bảng báo giá xây dựng nhà bằng tấm 3D trọn gói tại HCT được công khai để khách hàng có những tham khảo chính xác nhất.
STT | Hạng mục thi công | ĐVT | Đơn giá (VNĐ) |
1 | Thi công xây dựng trọn gói 3D Panel | M2 | 4.300.000 – 4.800.000 |
2 | Thi công xây dựng thô 3D Panel | M2 | 3.000.000 – 3.500.000 |
3 | Thi công nội thất | M2 | Theo bản thiết kế |
4 | Cải tạo, sửa chữa 3D Panel | M2 | Theo bản thiết kế |
Quy trình xây dựng nhà bằng tấm 3D tại HCT
Quy trình xây dựng nhà bằng tấm 3D tại HCT được thực hiện một cách chuyên nghiệp với các bước như sau:
Bước 1: Lắp dựng tường
- Định vị tấm tường trên mặt bằng vật liệu.
- Lắp đặt sắt neo vào lỗ khoan bằng phương pháp đóng.
- Quét bitum chống thấm toàn bộ mặt tiếp giáp giữa nền sàn và chân tấm 3D.
- Lắp dựng tấm tường 3D bắt đầu từ tấm góc.
- Tại các vị trí cửa đi và cửa sổ cần cắt trước theo kích thước thực tế. Sau khi lắp đặt, các vị trí này cần được tăng cường sắt chịu lực và lưới thép chữ U theo thiết kế.
Bước 2: Lắp dựng hệ thống điện, nước, điện thoại, mạng, PCCC…
- Dùng đèn khò tạo rãnh trên tấm để luồn ống và hệ thống âm tường.
- Với các ống cứng hoặc quá lớn, cho phép cắt lưới một phần theo chiều dài ống để lắp đặt. Sau khi lắp đặt xong cần phải dùng lưới liên kết để gia cố phần bị cắt để đảm bảo tính kỹ thuật và độ an toàn.
Bước 3: Lắp dựng tấm sàn và các vật liệu đà
- Căn cứ bản vẽ thiết kế để lắp đặt sắt tăng cường bụng và đai chữ U đầu tấm.
- Tại các vị trí có đà BTCT đỡ tấm sàn, phải đóng và lắp dựng ván khuôn theo đà, neo liên kết
- vào tấm tường.
- Lắp dựng cốt thép đà theo thiết kế đã lên.
Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ kết cấu, các vị trí thi công
- Kiểm tra tổng thể phần kết cấu dầm – sàn và hệ thống ngầm trước khi phun bê tông.
- Kiểm tra liên kết giữa tấm tường và tấm sàn, giữa tấm đà và sàn.
- Kiểm tra vị trí và liên kết các khuôn cửa.
- Kiểm tra đo thông mạch hệ thống điện, điện thoại, mạng vi tính, PCCC…
- Kiểm tra đo áp lực và rò rỉ mối nối hệ thống các ống nước, gas…
Bước 5: Công tác phun vữa
- Tập kết vật liệu cho bê tông phun. Máy trộn và bơm phun bê tông phải được rửa sạch, kiểm tra dầu nhớt, các đồng hồ kỹ thuật trong máy.
- Bơm phun bê tông và hoàn thiện sơ bộ.
- Tỷ lệ cấp phối vữa bê tông, độ sụt của vữa phải tuân thủ theo yêu cầu thiết kế. (Độ sụt được quy định là 7.25cm, tương đương 2.85 inch).
- Tiến hành phun vữa tấm tường trước, dùng vữa bê tông đá mạt. Vị trí phun bắt đầu từ trên xuống dưới. Phun vữa làm 2 lần, mỗi lần không dày quá 3cm, vữa phun lần 1 se mặt mới được phun tiếp lần 2, bề mặt vữa sau khi phun lần 2 phủ ra khỏi mặt lưới thép từ 5 – 10mm. Khi vữa lớp 2 se mặt, dùng thước gạt tạo mặt phẳng cho tấm tường. Lớp vữa hoàn thiện có thể tô trát ngay hoặc tô sau, nhưng phải tiến hành sau khi phun vữa phần trần tiếp giáp.
- Sau khi phun vữa bê tông cho các tấm tường thì có thể tiến hành đồng thời công tác phun vữa bê tông phần trần bên dưới và bê tông đá 1×2 của sàn trên.
Bước 6: Công tác hoàn thiện.
Các công đoạn bảo dưỡng, chống thấm, hoàn thiện sau khi phun bê tông đá 1×2 sàn tuân thủ theo quy định như bê tông cốt thép thông thường.
Trên đây là những chia sẻ về chi phí xây nhà bằng vật liệu nhẹ giúp khách hàng có cái nhìn trực quan nhất khi có ý định xây nhà. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhà cung cấp vật liệu xây dựng uy tín và chất lượng? Công ty HCT Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, chúng tôi đã cung cấp vật liệu cho hàng trăm công trình lớn nhỏ. Hãy để chúng tôi giúp bạn xây dựng một ngôi nhà vững chắc và bền đẹp.
Liên hệ với HCT ngay tại đây