Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ là gì? Top những vật liệu xây dựng nhẹ dùng làm nhà lắp ghép

Đóng góp bởi: Gmax Manager 115 lượt xem Đăng ngày 02/05/2024

Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ là một mô hình nhà ở vẫn còn khá mới mẻ đối với rất nhiều người. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, kiểu nhà thi công này đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ người dân Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích về nhà lắp ghép vật liệu nhẹ. Hãy cùng theo dõi nhé! 

nha-lap-ghep-vat-lieu-nhe-1
Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ là gì?

Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ là gì? Đặc điểm và kết cấu

Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ là gì?

Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ là một loại kiểu nhà được xây dựng từ các thành phần và vật liệu nhẹ có thể lắp ráp hoặc ghép lại một cách dễ dàng. Thường được thiết kế và sản xuất trước ở một nơi khác và sau đó được vận chuyển đến nơi xây dựng để lắp đặt. 

Nhà lắp ghép vật liệu nhẹ thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ nhà ở cá nhân, nhà tạm, cho đến các công trình thương mại và công nghiệp như văn phòng, nhà hàng hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ.

Đặc điểm nhà lắp ghép vật liệu nhẹ

Nhà lắp ghép siêu nhẹ là sự kết hợp giữa kết cấu kiện thép và các vật liệu nhẹ có thể cách âm, cách nhiệt cao. Kèm theo đó là tính thẩm mỹ cao vì được thiết kế theo quy cách riêng tại các nhà máy sao cho phù hợp với mục đích sử dụng.

Tuy nhiên nhà lắp ghép bằng vật liệu nhẹ lại không bền bằng nhà xây dựng truyền thống. Mà người dân Việt Nam lại thích sự ổn định lâu dài, ngại thay đổi và di chuyển. Có lẽ đây là một trong những lý do nhiều người Việt không thích nhà lắp ghép. Ngoài ra, quá trình lắp ghép cũng đòi hỏi có diện tích rộng để dễ dàng lắp ghép. Nhà lắp ghép bằng vật liệu nhẹ thường bị giới hạn bởi độ cao, độ cao tối đa cho phép là 2-3 tầng. 

Kết cấu cơ bản của nhà lắp ghép vật liệu nhẹ 

Kết cấu của nhà lắp ghép chủ yếu dựa trên cấu kiện thép hình hộp tole kẽm vững chắc mà các chi tiết này đã được gia công trước tại xưởng dựa trên bản vẽ đã thiết kế. Vận chuyển đến công trình rồi tiến hành lắp ghép.  Các chi tiết này được gia công trước các chi tiết cấu kiện ở xưởng sản xuất dựa vào bản vẽ đã được thiết kế và kết quả khảo sát công trình thực tế trước đó.

Bên cạnh việc kết hợp các hệ thống đèn điện, điều hòa không khí và nước sinh hoạt, việc lắp đặt khung kết cấu chịu lực cho nhà lắp ghép nhẹ không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tạo ra bề mặt hoàn thiện đẹp mắt cho sàn, vách và trần.

Khi khung kết cấu được hoàn thành, công việc tiếp theo là lắp đặt khung sàn, vách và trần chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà. Các tấm vật liệu nhẹ khác sẽ được lắp ghép một cách tỉ mỉ và chính xác. Cuối cùng, việc xử lý các mối nối sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng bột trét chuyên dụng, lăn sơn nước hoặc áp dụng giấy dán tường hoàn thiện cho ngôi nhà một cách hoàn hảo.

nha-lap-ghep-vat-lieu-nhe-2
Kết cấu cơ bản của nhà lắp ghép vật liệu nhẹ 

Các vật liệu nhẹ được dùng để làm nhà lắp ghép

Tấm thạch cao

Tấm thạch cao đã trở thành một lựa chọn phổ biến không chỉ trong thị trường vật liệu xây dựng mà còn trong lòng người tiêu dùng. Với tính thẩm mỹ cao, khả năng chống cháy và khả năng chịu ẩm tốt, sản phẩm này không chỉ là sự lựa chọn lý tưởng cho việc làm trần mà còn làm vách ngăn phòng trong những ngôi nhà lắp ghép. 

Tấm panel – Vách ngăn giá rẻ

Tấm panel là một lựa chọn phổ biến để làm vách ngăn trong các công trình xây dựng. Vật liệu này có ưu điểm về giá thành và khối lượng nhẹ, giúp dễ dàng trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, tấm panel thường có khả năng chịu lực theo phương ngang kém, và việc cắt xén và uốn cong các tấm xốp hoặc lưới thép làm sẵn có thể gặp khó khăn. Hơn nữa, khả năng chống thấm của tấm panel cũng hạn chế, đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn sử dụng cho các công trình như nhà lắp ghép.

Kính cường lực – “Hô biến” ngôi nhà hiện đại, sang trọng

Trend sử dụng kính cường lực cho hệ cửa chính và cửa sổ đang ngày càng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Đặc biệt, trong các ngôi nhà lắp ghép với diện tích hạn chế, việc áp dụng kính cường lực giúp tạo cảm giác không gian mở và thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng kính cường lực đi kèm với một số nhược điểm như giá thành cao, trọng lượng nặng của kính, điều này thường khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà lắp ghép không ưa chuộng..

Gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp – Vật liệu nhẹ, thẩm mỹ

Gỗ mặc dù có tính chịu lực cao nhưng thường có trọng lượng nặng và giá thành cao. Đặc biệt khi được sử dụng trong xây dựng nhà ở dân dụng tính đắt đỏ của gỗ là một hạn chế khiến nó không phải là lựa chọn hàng đầu cho các công trình nhà lắp ghép. Nếu sử dụng gỗ công nghiệp với giá thành thấp hơn, thì lại dễ bị thấm nước và khó tháo rời, tạo ra những thách thức trong quá trình sử dụng và bảo quản.

Tấm cemboard – Vật liệu cách âm, bền lâu

Tấm cemboard là một loại vật liệu nhẹ được sản xuất từ xi măng kết hợp với dăm gỗ và cát. Trong việc xây dựng nhà lắp ghép, tấm cemboard thường được sử dụng làm trần nhà, vách ngăn hoặc tấm lót sàn vì có nhiều ưu điểm đáng kể như khả năng cách âm, khả năng chịu lực, chịu nước và độ bền cao. So với các vật liệu xây dựng truyền thống, tấm cemboard không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thời gian thi công một cách hiệu quả.

nha-lap-ghep-vat-lieu-nhe-3
Tấm cemboard – Vật liệu cách âm, bền lâu

Tại sao chúng ta nên xây nhà lắp ghép vật liệu nhẹ?

Giải pháp thi công nhà lắp ghép vật liệu nhẹ đang dần dần trở thành xu hướng trong ngành xây dựng hiện nay. Vậy đâu là lý do khiến kiểu nhà này ngày càng là sự lựa chọn được ưa chuộng?

  • Ưu điểm lớn nhất của nhà lắp ghép là tốc độ thi công. Các ngôi nhà có thể được xây dựng và hoàn thiện trong thời gian ngắn. Các bộ phận của ngôi nhà được sản xuất và lắp ráp tại xưởng trước, sau đó chỉ cần đưa đến công trường để lắp ghép các bộ phận lại với nhau để hoàn thiện. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và làm cho quá trình xây dựng trở nên hiệu quả hơn, đồng thời giảm thiểu sự cố và lỗi trong quá trình thi công.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư là một trong những ưu điểm nổi bật của việc xây dựng nhà lắp ghép. 
  • Thiết kế sáng tạo và thông minh luôn là trọng tâm của việc nghiên cứu và phát triển các ngôi nhà lắp ghép. Đây là một giải pháp đầy sáng tạo, từ cách bố trí thiết kế đến lựa chọn vật liệu, nhằm tạo ra những không gian sống hiện đại và tiện nghi nhất cho cư dân.
  • Việc kiểm tra chất lượng, sửa chữa và thay thế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết với nhà lắp ghép vì cấu trúc của những ngôi nhà này cho phép các bộ phận có thể dễ dàng tháo rời và di chuyển đến nhiều nơi khác nhau. Do đó, việc sửa chữa hoặc thay thế một phần bị hỏng trở nên đơn giản hơn và không đòi hỏi quá nhiều chi phí và thời gian.
  • Nhà lắp ghép luôn đặt môi trường lên hàng đầu, chú trọng đến các giải pháp bền vững và thân thiện với tự nhiên.
  • Trong khi việc di chuyển ngôi nhà bê tông truyền thống có thể gây ra nhiều phiền toái và chi phí lớn, nhà lắp ghép được thiết kế từ các bộ phận có thể tháo rời và ghép lại một cách dễ dàng. Việc này không chỉ không ảnh hưởng đến các hộ gia đình xung quanh mà còn giúp tiết kiệm được chi phí đáng kể trong quá trình di chuyển.
nha-lap-ghep-vat-lieu-nhe-4
Tại sao chúng ta nên xây nhà lắp ghép vật liệu nhẹ?

Lưu ý khi chọn vật liệu làm nhà lắp ghép

Để lựa chọn được loại vật liệu phù hợp làm nhà lắp ghép, bạn cần tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố sau:

  • Mục đích sử dụng của nhà lắp ghép
  • Khí hậu của khu vực sinh sống
  • Khả năng cách nhiệt, chịu ẩm tốt.
  • Kinh phí, ngân sách của chủ đầu tư
  • Lựa chọn vật liệu có nguồn gốc chính hãng, chất lượng, uy tín.

Trên đây là những thông tin về nhà lắp ghép vật liệu nhẹ và những loại vật liệu nhẹ lắp ghép phổ biến hiện nay. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay HCT để được tư vấn chi tiết.